LINH KIỆN KHUÔN MẪU VỀ CÁC CHI TIẾT ĐẨY

Pin đẩy  là linh kiện khuôn mẫu được gắn trên tấm đẩy để đẩy sản phẩm ra khỏi khuôn. hết sức cẩn thận khi chọn phương pháp đẩy và vị trí chốt đẩy để tránh vết, biến dạng, các sự cố xuất hiện khi tháo chi tiết.

linh kiện khuôn mẫu pin đẩy

Pin đẩy dễ chế tạo, cũng như nhiệt luyện và đánh bóng, và có thể đặt ở nhiều nơi trên sản phẩm. Vì lý do này, nên nó được sử dụng rộng rãi.

Đây là 6 loại phương pháp đẩy sản phẩm:

 

I. Đẩy Pin

Pin đẩy có nhiều hình dạng khác nhau : như pin thẳng, pin bậc, pin đĩa  … tùy hình dạng sản phẩm mà ta chọn hình dạng pin đẩy khác nhau để sản phẩm đẩy ra được dễ dàng, không làm ảnh hưởng đến hình dạng sản phẩm

Sản phẩm có hình dạng phân bố đều:

Khi hệ thống làm mát trong khuôn làm việc, sản phẩm đúc sẽ co lại, lúc này pin đẩy sẽ đẩy sản phẩm ra. Pin đẩy nên phân bố ở những nơi có lực cản lớn, nếu lực cản là giống nhau thì pin đẩy sẽ được phân bố đều.

linh kiện khuôn mẫu pin đẩy

Sản phẩm có gân hoặc vấu:

Nên bố trí pin đẩy tại đầu gân hoặc vấu, nếu cho pin đẩy ở cạnh gân và vấu có khả năng làm nứt sản phẩm tại vị trí gân và vấu làm NG sản phẩm.

linh kien khuon mau pin day

Sản phẩm có diện tích bố trí pin đẩy nhỏ:

Trong trường hợp này, thường sử dụng pin bậc, vừa đẩy được sản phẩm ra những vẫn đảm bảo độ cứng vững cho pin, làm pin khẻo, không bị cong khi pin đẩy trong quá trình dài.

linh kien khuon mau pin day bac

Sản phẩm có hình dạng dẹt, mỏng:

Một số trường hợp , ta có thể sử dụng pin đĩa

pin đia

II. Đẩy Ống

ống đẩy

Ống đẩy là linh kiện khuôn mẫu dễ chế tạo, tuy nhiên, những kiểu ống có đường kính trong quá bé hoặc quá lớn thì khó chế tạo. Ngược lại, kiểu ống mỏng thì dễ vỡ trong khi sử dụng. Mặt khác, quá trình đẩy ra tốt thì nó đẩy đều quanh chu vi chi tiết.

ống đẩy

Cách bố trí ống đẩy trong khuôn

III. Đẩy Tấm

Tấm đẩy có ưu điểm là vùng đẩy rộng hơn các loại đẩy khác, đảm bảo đẩy được cả ngay khi lực cản lớn. Ngoài ra được sử dụng trong trường hợp không được phép để lại vết đẩy, để tránh ảnh hưởng tới chức năng hoặc hình dáng của sản phẩm. Tấm đẩy có thể sử dụng trong trường hợp sản phẩm có độ dày nhỏ, sâu thành hoặc dễ vỡ, dễ bị biến dạng khi lấy sản phẩm ra bằng chốt đẩy sản phẩm.

đẩy tấm trong khuôn ép nhựa

IV. Đẩy bằng khí nén

Đẩy bằng khí nén thường được sử dụng để hỗ trợ quá trình đẩy của các chi tiết có chiều sâu chi tiết có chiều sâu (dạng tròn) hoặc để hỗ trợ tấm đẩy đẩy sản phẩm ra khỏi khuôn dễ dàng.

đẩy bằng khí nén
Hơn thế nữa giữa sản phẩm và lõi ở trạng thái chân không nên việc tách khuôn là rất khó khăn.
Ngoài ra, Không giống như pin đẩy, phương pháp này tạo ra sự thảo khuôn bởi áp suất đều nên không gây ra khuyết tật như nứt hoặc biến trắng tới sản phẩm, hoặc biến dạng, ngay cả với sản phẩm có nhiệt độ biến dạng thấp.

V. Đẩy Kép

Phương pháp này dùng 2 bước để đẩy sản phẩm ra: thường kết hợp của tấm đẩy pin đẩy.
Quy trình bắt đầu từ tấm đẩy để đẩy toàn bộ chi tiết, và và kết thúc với pin đẩy để đẩy các vùng như Vấu  hoặc vùng Không góc thoát.
Nó không gây ra cong vênh, biến dạng, hoặc nứt sản phẩm.

đẩy kép

VI. Đẩy bằng thủy lực

Xy lanh thủy lực là hay được sử dụng trong trường hợp này.
Phương pháp này có nhiều ưu điểm, như việc chủ động đặt thời điểm hay đẩy tốc độ đẩy.
Nó cũng được sử dụng một thiết bị an toàn để ngăn ngừa cạnh của Pin đẩy vướng vào khuôn bởi việc hạ thấp áp suất thủy lực hoặc hoặc để tránh làm hỏng khuôn bằng cách dừng khi điều kiện tải trọng không được cho phép hoạt động, Ví nhự như khi tấm đẩy bị kẹt.

linh kiện khuôn mẫu xy lanh thủy lực

 

Bạn đã hiểu về các loại đẩy. Bây giờ, chúng ta sẽ tìm hiểu về tấm đẩy được kết nối với pin đẩy như thế nào.

Tấm Đẩy

tấm đẩy

Tấm đẩy là khối sắt đặc được gia công các lỗ theo tiêu chuẩn để lắp ráp linh kiện khuôn mẫu và đặc biệt là nhiều lỗ của pin đẩy.
Một Cục đẩy được đẩy ra bởi máy ép nhựa tới đẩy tấm đẩy, kéo theo pin đẩy đẩy sản phẩm ra ngoài.
Các Chốt hồi  thường được sử dụng để hồi tấm đẩy về vị trí ban đầu. Với phương pháp này, cạnh của chốt hồi tiếp xúc với bề mặt của tấm chày trong suốt quá trình khuôn đóng và đẩy tấm đẩy trở lại, nhưng chu kỳ đẩy có xu hướng kéo dài hơn.
Khuôn đúc nhỏ thường dùng lò xo hồi vị đê hồi tấm đẩy trước khi khuôn đóng sau khi hoàn thành đẩy sản phẩm, có thể rút ngắn chu kỳ đúc.


Bạn đọc tham khảo các bài viết có cùng nội dung:

linh kiện khuôn mẫu

Trình tự thiết kế khuôn ép nhựa.

Cấu trúc khuôn ép nhựa.

 

Để liên hệ tư vấn về các loại linh kiện khuôn mẫu như chốt dẫn hướng, lò xo, chốt hồi, vít bịt, bu lông kéo, vòng định vị, bạc cuống phun, bạc dẫn hướng … giá tốt nhất cùng với dịch vụ service chất lượng tốt nhất thị trường Việt Nam.

Luôn sẵn tồn kho lớn  – giao hàng ngay!

KT KIKAI CO.,LTD – Hotline : 0944.911.868 – Email :info@thaolapnhanh.vn

Website : www.ktkikai.com  or www.thaolapnhanh.vn


Công Ty TNHH KT KiKai
Địa chỉ 1: P408 – Tòa Đông – Tòa Chung cư học viện Quốc Phòng – ngõ 24 cũ Hoàng Quốc Việt – Hà Nội
Địa chỉ 2 : Gác 3 – 37 Hàng Thiếc , Hoàn Kiếm, Hà Nội

Phone : 09765.83.886 – 0944.911.868
Mail : info@thaolapnhanh.vn